Sau khi thực hiện một trong hai cách đo độ pH trong hồ cá , nếu độ pH không đạt chuẩn cần phải có hướng điều chỉnh thích hợp. Cụ thể như sau:
4.1. Cách tăng độ pH trong hồ cá
– Sử dụng bộ lọc trung hòa bằng đá vôi hoặc magnesium oxide. Tuy nhiên, cần thường xuyên rửa ngược, tránh trường hợp tắc cặn bẩn.
– Dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Trong một vài trường hợp, có thể dùng Kali, tuy nhiên, liều lượng cần được tính toán kĩ, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá.
– Bổ sung thêm san hô vào hộp lọc.
– Cách ngày thay nước cất một lần từ 10- 15% cho đến khi pH ổn định.
– Sử dụng hạt nâng pH L.S với thành phần canxi cacbonat lớn hơn 90%, có màu trắng sữa, cứng, khô rời và có góc cạnh.
– Dùng canxi cacbonat tỷ lệ 10- 20g/m3.
4.2. Cách giảm độ pH trong hồ cá
– Thêm rêu bùn vào trong hồ cá bằng cách để chúng trong bộ lọc vì nếu không, nước sẽ bị đục.
– Lá bàng không chỉ chứa một lượng axit nhỏ giúp giảm độ pH mà trong thành phần lá bàng còn có một loại kháng sinh, hỗ trợ cá kháng lại bệnh.
– Tăng nồng độ khí cacbonic, vừa giúp hệ thủy sinh phát triển, vừa ổn định độ pH.
– Bỏ dớn lan vào bộ lọc hồ cá.
– Cách ngày thay nước cất một lần từ 10 – 15% cho đến khi pH ổn định.
Lưu ý:
– Không nên thay đổi độ pH đột ngột, tránh làm cá bị sốc.
– Hạn chế dùng các dung dịch hóa chất làm tăng, giảm pH trên thị trường vì nó dễ khiến cá bị sốc cũng như tính ổn định của pH không bền.
Hy vọng với những thông tin về cách đo độ pH trong hồ cá mà chúng tôi đưa ra, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình.
THÔNG TIN MUA HÀNG
VISI KOI FARM – VẬT TƯ HỒ CÁ KOI
Sđt & Zalo : 0903 115 224 Hoặc 0337668224
Địa Chỉ : 251/48 Ngô Chí Quốc, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM